Cột đèn cao áp
Cột đèn cao áp
Cột đèn cao áp
Cột đèn cao áp
Cột đèn cao áp
Cột đèn cao áp
Cột đèn cao áp
Cột đèn cao áp
Cột đèn cao áp
Cột đèn cao áp
Cột đèn cao áp
Cột Đèn Cao Áp Trụ Đèn Đường Chiếu Sáng
Cột đèn cao áp là một trong những thiết bị chiếu sáng ngoài trời phổ biến, thường được lắp đặt trên các tuyến đường, khu công nghiệp, bến cảng, công viên và những khu vực công cộng khác. Với khả năng chiếu sáng mạnh mẽ, cột đèn cao áp không chỉ giúp đảm bảo an toàn giao thông mà còn góp phần làm đẹp không gian công cộng.
1. Giới thiệu về cột đèn cao áp của NK Lighting
1.1. Cột đèn cao áp là gì?
Cột đèn cao áp ( cột đèn đường) là một loại cột được chế tạo từ thép có mạ kẽm hoặc sơn tĩnh điện đảm bảo độ bền vững, chống chịu tốt với thời tiết khắc nghiệt. Thường cột có khung móng, thân cột và cần bắt đèn. Cột thường có chiều cao: 6m, 7m, 8m, 9m, 10m, 11m, 12m đến 35m.
Cột đèn cao áp đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn giao thông, an ninh công cộng và nâng cao chất lượng không gian sống nhờ khả năng chiếu sáng mạnh mẽ và bền bỉ.
1.2. Cấu tạo của cột đèn cao áp
Cột đèn cao áp có cấu tạo bao gồm 3 phần chính:
- Thân cột: Là phần trụ chính, được làm từ thép tinh luyện, có khả năng chịu lực và chống gỉ sét bởi lớp mạ kẽm hoặc sơn tĩnh điện. Chiều cao của cột đèn thường từ 5m đến 12m, tùy thuộc vào mục đích sử dụng của dự án.
- Cần đèn đèn chiếu sáng: Được gắn ở đầu cột là cần đèn cao 2m vươn 1,5m lắp các loại đèn như đèn LED, đèn Sodium hoặc đèn Metal Halide. Đèn LED hiện nay được ưa chuộng vì tiết kiệm điện năng và tuổi thọ cao.
- Khung móng: Được làm từ thép để cố định cột đèn vào móng, thương hay chôn sâu vào khối bê tông. Có nhiệm vụ kết nối chặt chẽ giữa cột đèn và phần móng, giúp cột đèn không bị nghiêng hoặc bị gió làm đổ.
2. Đặc điểm nổi bật của cột đèn cao áp NK Lighting
- Chiếu sáng diện rộng: Nhờ chiều cao và công suất lớn, cột đèn cao áp có khả năng chiếu sáng trên một diện tích rộng, giúp tăng cường tầm nhìn cho người tham gia giao thông và đảm bảo an ninh tại khu vực lắp đặt.
- Tuổi thọ cao: Với các vật liệu thép chất lượng cao, cột đèn đường có khả năng chống ăn mòn, chịu được các tác động từ môi trường, đặc biệt là ở các khu vực có điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
- Chiều cao đa dạng: Tùy vào mục đích sử dụng, cột đèn có chiều cao từ 6m đến 14m hoặc thậm chí cao hơn.
- Tiết kiệm năng lượng: Cột hay lắp đèn LED giúp tiết kiệm năng lượng hơn so với các loại đèn truyền thống, giảm thiểu chi phí vận hành và bảo dưỡng.
- Thẩm mỹ cao: Cột đèn cao áp được thiết kế với nhiều kiểu dáng và mẫu mã hiện đại, phù hợp với các công trình công cộng, tạo điểm nhấn cho cảnh quan đô thị.
3. Top 3 cột đèn chiếu sáng cao áp phổ biến hiện nay
Cột đèn cao áp hiện nay có nhiều loại với những tính năng và thiết kế khác nhau để phục vụ nhu cầu chiếu sáng tại các khu vực công cộng. Dưới đây là top 3 loại cột đèn chiếu sáng cao áp phổ biến nhất:
3.1. Cột đèn đường cao áp bát giác
Cột đèn cao áp bát giác có thiết kế thân cột hình bát giác, thường được làm từ thép mạ kẽm nhúng nóng để chống gỉ sét. Chiều cao cột từ 8m đến 12m.
- Cột đèn bát giác liền cần: liền cần đơn và liền cần đôi.
- Cột đèn bát giác rời cần: rời cần đơn và rời cần đôi.
3.2. Cột đèn đường cao áp tròn côn
Cột đèn cao áp tròn côn có thiết kế thân cột dạng hình trụ tròn, với phần đế lớn và thon dần lên đỉnh. Cột đèn thường được làm từ thép hoặc nhôm.
- Cột đèn tròn côn rời cần: rời cần đơn và rời cần đôi.
- Cột đèn tròn côn liền cần: liền cần đơn và liền cần đôi.
3.3. Cột đèn đường năng lượng mặt trời
Cột đèn đường năng lượng mặt trời được làm thép mạ kẽm nhúng nóng chống gỉ. Đây là giải pháp chiếu sáng hiện đại, thân thiện với môi trường và tiết kiệm năng lượng.
- Sản xuất theo chiều cao từng dự án tại NK Lighting
- Tích hợp đèn năng lượng mặt trời dễ lắp đặt không cần đấu nối dây điện.
3. Báo giá cột đèn cao áp 6m 7m 8m 9m 10m 11m 12m mới nhất
Giá cột đèn cao áp phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vật liệu, thiết kế, loại đèn sử dụng, thương hiệu, và địa điểm lắp đặt. Dưới đây là mức giá tham khảo cho các loại cột đèn cao áp với các chiều cao khác nhau từ 6m đến 12m:
3.1. Báo giá cột đèn đường mạ kẽm nhúng nóng năm 2023
Loại cột đèn |
Giá bán (VND) |
|
Cột đèn đường cao áp 5m |
1.550.000 – 1.850.000 VND |
|
Cột đèn đường cao áp 6m |
1.980.000 – 2.550.000 VND |
|
Cột đèn đường cao áp 7m |
2.750.000 – 2.950.000 VND |
|
Cột đèn đường cao áp 8m |
3.175.000 – 3.780.000 VND |
|
Cột đèn đường cao áp 9m |
3.840.000 – 4.550.000 VND |
|
Cột đèn đường cao áp 10m |
4.635.000 – 4.880.000 VND |
|
Cột đèn đường cao áp 11m |
4.990.000 – 5.650.000 VND |
|
Cột đèn đường cao áp 12m |
5.750.000 – 6.260.000 VND |
3.2. Báo giá cần đèn đường chiếu sáng
Tên cần đèn |
Giá thành (VND) |
Cần đèn cánh buồm đôi |
Liên Hệ |
Cần đèn cánh buồm đơn |
Liên Hệ |
Cần đèn liền đôi |
800.000 – 1.000.000 VND |
Cần đèn liền đơn |
400.000 – 850.000 VND |
Cần đèn rời đôi |
900.000 – 1.200.000 VND |
Cần đèn rời đơn |
450.000 – 900.000 VND |
Cần đèn năng lượng mặt trời |
Liên Hệ |
Cần đèn 3 |
1.100.000 – 1.250.000 VND |
Cần đèn cao áp gắn tường |
400.000 VND |
3.3. Báo giá khung móng cột đèn chiếu sáng cao áp
Giá khung móng có nhiều mức giá khác nhau để đáp ứng yêu cầu sử dụng.
Loại khung móng |
Giá thành (VND) |
Khung móng M16 |
250.000 – 320.000 VND |
Khung móng M24 |
380.000 – 450.000 VND |
Khung móng M30 |
430.000 – 485.000 VND |
Khung móng M36 |
510.000 – 592.000 VND |
Lưu ý: Giá trên chỉ mang tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp 036 513 0895 để có báo giá chính xác hơn, tùy thuộc vào yêu cầu cụ thể của dự án.
4. Ứng dụng của cột đèn cao áp
- Chiếu sáng đường phố: Cột đèn cao áp được lắp đặt dọc các tuyến đường giao thông, đảm bảo ánh sáng cho người tham gia giao thông vào ban đêm, giúp giảm thiểu tai nạn và tăng cường an ninh.
- Chiếu sáng khu công nghiệp, nhà máy: Trong các khu vực sản xuất, cột đèn cao áp giúp chiếu sáng các khu vực làm việc, kho bãi, đảm bảo điều kiện làm việc an toàn cho công nhân và phương tiện.
- Chiếu sáng công viên, khu vui chơi: Đảm bảo ánh sáng cho các hoạt động vui chơi, giải trí vào buổi tối, góp phần tạo nên không gian thoải mái và an toàn.
5. Tiêu chuẩn kỹ thuật khi lắp đặt cột đèn cao áp
Để đảm bảo an toàn và hiệu quả chiếu sáng, việc lắp đặt cột đèn cao áp cần tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật nghiêm ngặt. Dưới đây là một số tiêu chuẩn chính khi lắp đặt cột đèn cao áp:
5.1. Chiều cao cột đèn đường
Chiều cao của cột đèn cao áp phụ thuộc vào mục đích sử dụng và khu vực cần chiếu sáng:
- Đường phố đô thị: Cột đèn cao áp thường có chiều cao từ 8m đến 12m.
- Đường cao tốc: Sử dụng cột đèn có chiều cao từ 10m đến 14m để đảm bảo ánh sáng phủ khắp khu vực rộng lớn.
- Công viên, bến cảng: Chiều cao có thể từ 6m đến 9m.
- Khu công nghiệp, sân vận động: Sử dụng cột có chiều cao từ 12m trở lên để đáp ứng yêu cầu chiếu sáng diện rộng.
5.2. Khoảng cách giữa các cột đèn
Khoảng cách giữa các cột đèn được tính toán dựa trên chiều cao cột, công suất đèn và loại đèn sử dụng:
- Đường phố chính: Khoảng cách giữa các cột đèn cao áp thường từ 15m đến 50m.
- Đường nội bộ, khu dân cư: Khoảng cách thường nhỏ hơn, từ 15m đến 30m.
- Khu công nghiệp: Khoảng cách có thể tăng lên từ 50m đến 60m để phù hợp với quy mô chiếu sáng.
5.3. Công suất đèn
Công suất đèn phải phù hợp với mục đích chiếu sáng của khu vực:
- Đường phố đô thị: Đèn có công suất từ 150W đến 250W là phổ biến.
- Đường cao tốc và khu công nghiệp: Đèn có công suất từ 250W đến 400W hoặc cao hơn.
- Khu vực công cộng và công viên: Thường sử dụng đèn có công suất từ 100W đến 150W.
6. Kết luận
Cột đèn cao áp là giải pháp chiếu sáng hiệu quả, an toàn và bền vững cho nhiều khu vực công cộng, từ đường phố đến khu công nghiệp. Với nhiều ưu điểm về khả năng chiếu sáng, tiết kiệm năng lượng và tuổi thọ cao, cột đèn cao áp đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống, đảm bảo an toàn và thẩm mỹ cho không gian sống.
Cần báo giá cột đèn cao áp chiếu sáng vui lòng liên hệ: 0926.755.199 hoặc inbox Page NK Lighting để nhận báo giá trực tiếp.